Nếu là tín đồ công nghệ, thường xuyên cập nhật thông tin về điện thoại hoặc đồng hồ thông minh, có lẽ người dùng không còn xa lạ với thuật ngữ công nghệ mới: LTPO. Đây là một công nghệ màn hình tiên tiến và có thể sẽ xuất hiện trên dòng iPhone 13 vào cuối năm nay.
LTPO là viết tắt của oxit đa tinh thể nhiệt độ thấp (low temperature polycrystalline oxide), giúp kéo dài thời lượng pin trên các thiết bị di động cao cấp. Không những vậy, LTPO còn cho phép màn hình làm mới ở tốc độ cao, cho các game linh hoạt và trải nghiệm lướt mượt mà.
iPhone 12.
Apple không phải là nhà sản xuất điện thoại đầu tiên sử dụng công nghệ LTPO, công nghệ đã có trong một số đồng hồ Apple Watch. Samsung Galaxy Note 20 Ultra, Galaxy Z Fold 2 và Galaxy S21 Ultra; Find X3 Pro của Oppo và OnePlus 9 Pro đều tận dụng công nghệ này.
Tại sao LTPO cần thiết?
Một cách để nâng cấp điện thoại chính là nâng cao tốc độ làm mới. Tốc độ thông thường là 60 lần/ giây (60Hz) nhưng tốc độ làm mới cao có thể đạt đến 90Hz hoặc 120Hz. Tốc độ làm mới nhanh giúp cho mọi trải nghiệm mượt mà nhưng lại tốn nhiều năng lượng, đó là lý do tại sao nhiều điện thoại hỗ trợ cho phép người dùng vô hiệu hóa nó để có tuổi thọ pin tốt hơn.
LTPO hỗ trợ bằng cách điều chỉnh cả tốc độ khung hình cao và thấp để đạt hiệu quả siêu cao. Công nghệ trước đó là LTPS chỉ hiển thị nhấp nháy ở tốc độ làm mới thấp.
Chính xác thì LTPO là gì?
LTPO là một cách mới để xây dựng bảng nối đa năng (backplane), một trong những lớp quan trọng của màn hình kỹ thuật số. Backplanes chứa hàng nghìn bóng bán dẫn, các công tắc bật- tắt nhỏ bé điều khiển cách các pixel tạo ra ánh sáng trên một lớp liền kề trong màn hình.
Ảnh concept iPhone 13 Pro.
Nhà phân tích Jeffrey Mathews của Strategy Analytics cho biết, LTPO là cách tiếp cận "tốt nhất của cả hai thế giới" khi các bóng bán dẫn bật và tắt. Nó kết hợp ba ưu điểm: độ phân giải cao, tốc độ làm mới có thể điều chỉnh và "tiêu thụ điện năng cực thấp", nhưng đắt hơn từ 5 - 10%.
Những điều chúng không thay thế là một hệ thống riêng biệt của màn hình để tạo ra ánh sáng, ví dụ như điốt phát quang có đèn nền (LED) hoặc điốt phát sáng hữu cơ ma trận hoạt động (AMOLED). Vì vậy, đừng ngạc nhiên khi nghe các nhà sản xuất điện thoại nói rằng đang sử dụng cả AMOLED và LTPO.
Tại sao Apple quan tâm đến LTPO?
LTPO là một kết hợp tuyệt vời cho công nghệ màn hình ProMotion của Apple, công nghệ này cung cấp tốc độ làm mới thích ứng có thể lên tới 120Hz. ProMotion mới chỉ có trên iPad nhưng một số nhà phân tích bao gồm David Hsieh của Omdia, dự kiên iPhone 13 sẽ sử dụng LTPO, ít nhất trên các phiên bản iPhone Pro. Bằng cách tích hợp công nghệ này, cặp iPhone sẽ có thêm điểm cộng lớn khi cạnh trạnh với các flaship Android.
Trước đó, Apple đã dùng màn hình LTPO với Apple Watch: Apple Watch Series 4 vào năm 2019 và Apple Watch Series 5, cho phép tốc độ làm mới siêu chậm khi màn hình đồng hồ luôn bật mà không tốn quá nhiều thời lượng pin. Hiện phía “Táo Khuyết” đang giữ một số bằng sáng chế LTPO.
Ai tạo ra màn hình LTPO?
Samsung Display là nhà cung cấp chính màn hình LTPO cho điện thoại, LG Display và Japan Display sản xuất chúng cho đồng hồ thông minh. Mathews cho biết thêm, nhiều nhà cung cấp khác sẽ tham gia sản xuất, bao gồm Sharp (Nhật Bản) và BOE, Visionox, TCL CSOT, Everdisplay và Tianma ở Trung Quốc.
LTPO tiết kiệm được bao nhiêu điện năng?
Theo kết quả nghiên cứu, LG Display cho biết màn hình tiết kiệm được 71% điện năng khi giảm từ tốc độ làm mới 60Hz xuống 1Hz và Sharp cho biết mức sử dụng năng lượng đã giảm 67% trên các màn hình LTPO khi giảm từ 120Hz xuống 1Hz.
Nhiều dòng Apple Watch đã tích hợp công nghệ màn hình LTPO.
Sự chênh lệch này khá lớn, đặc biệt là vì màn hình là thứ sử dụng nhiều pin nhất trong điện thoại. Nhưng màn hình chỉ bật khi sử dụng điện thoại, vì vậy LTPO sẽ không tiết kiệm được quá nhiều thời lượng pin. Thêm đó, người dùng sẽ nhận được mức tiết kiệm điện năng khác nhau tùy thuộc vào cách sử dụng điện thoại.
Ví dụ, thao tác đọc sách với các trang tĩnh có thể sử dụng tốc độ làm mới rất thấp trong khi các game có đồ họa mạnh cần tốc độ làm mới cao. Và việc tiết kiệm thực tế sẽ phụ thuộc vào phần mềm và phần cứng quản lý năng lượng trên từng thiết bị.